Bạt HDPE là sản phẩm được sử dụng khá rộng rãi trên thị trường hiện nay. Loại bạt này còn có tên gọi khác là màng chống thấm và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, độ bền cao cùng nhiều ứng dụng, giá trị tiện lợi trong đời sống. Bạt HDPE thường được sử dụng trong ao nuôi tôm và trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý đến vấn đề hàn bạt. Để hiểu rõ hơn về vai trò cũng như cách hàn bạt HDPE, hãy cùng tham khảo bài viết sau nhé!
Đôi nét về việc hàn bạt HDPE
Đây là một loại vải địa kỹ thuật an toàn với môi trường, không chất độc hại. Thông thường, các loại bạt HDPE chỉ được sản xuất theo một kích thước nhất định. Nhiều công trình cần sử dụng bạt có kích thước lớn thì bắt buộc phải thực hiện quy trình hàn bạt. Đây là một phương pháp giúp nối liền các tấm bạt HDPE với nhau để phục vụ cho nhu cầu làm việc và sử dụng của khách hàng.
Khi tiến hành nối liền những tấm bạt, bạn phải chú ý đến các mối nối. Đảm bảo mối nối được khép kín và có sự liên kết chắc chắn với nhau. Điều này sẽ giúp cho khả năng chống thấm nước được nâng cao, phục vụ cho công việc của bạn.
Bên cạnh đó, khi có mối nối đẹp mắt sẽ giúp loại vải địa này sở hữu tính thẩm mỹ cao, mang lại sự sang trọng cho công trình.
Chính vì tầm quan trọng như vậy nên khi hàn bạt cần nhờ đến những đội ngũ nhân công chuyên nghiệp. Nếu không thực hiện cách hàn bạt HDPE đúng chuẩn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sức khỏe, tính mạng của người thi công và thành phẩm sau khi thực hiện hàn bạt không được như yêu cầu của khách hàng.
Cách hàn bạt HDPE có quy trình chung như thế nào?
Tùy vào mục đích sử dụng, kích thước bạt mà có cách hàn phù hợp. Hiện nay có nhiều cách để thực thi việc hàn các mối nối của tấm bạt nhựa hpde. Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương pháp nào thì bạn cũng cần tuân theo những quy trình chung sau:
Chuẩn bị
Trước khi thi công điều đầu tiên bạn cần thực hiện là chuẩn bị các dụng cụ, máy móc cần thiết cho quá trình thi công. Một số vật dụng cần thiết như sau: keo hàn bạt hdpe, máy hàn bạt chuyên dụng,…
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị vị trí, thực hiện đảm bảo để có quá trình thi công nhanh chóng và đơn giản hơn. Chú ý sử dụng loại máy hàn chất lượng để thực hiện trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tiến hành cách hàn bạt HDPE
Về nguyên tắc hàn bạt khá đơn giản nhưng đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng cao để đảm bảo thành phẩm đạt được như ý muốn. Đặt hai mối bạt song song với nhau và khởi động máy hàn, điều chỉnh máy để chúng di chuyển đúng hướng và có mối hàn bạt đẹp.
Có 2 cách hàn bạt chống thấm HDPE giúp bạn tham khảo:
Phương pháp hàn nhiệt: Được áp dụng khi 2 tấm bạt HDPE liền kề nhau, ngay lúc này cần đến sự hàn nóng, nên lắp đặt thêm bộ phận nêm tách kiểm định các đầu mối hàn thông qua áp suất không khí. Khi hàn tự động không thể kiểm soát được tần suất hàn, do vậy bạn cần có sự trợ giúp bởi bộ phận kiểm soát tốc độ giúp người thợ dễ điều khiển hơn trong khi thực hiện.
Phương pháp hàn đùn: Đối với những góc nhỏ, như miệng ống thoát nước, các góc bé bạn nên sử dụng phương pháp hàn khò này.
=> Xem thêm: Cấu tạo bạt hdpe như thế nào?
Kiểm tra và đánh giá thành phẩm
Khi đã thực hiện xong quy trình hàn bạt, bạn cần tiến hành kiểm tra xem những mối hàn đã khít với nhau hay chưa, có vị trí nào bị hở không. Nếu có lỗi, bạn cần tiến hành khắc phục ngay để không làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Như vậy, bạn đã hoàn thành một quy trình hàn bạt HDPE đúng chuẩn. Chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc trong quá trình hàn, bạn sẽ nhận được thành phẩm như ý muốn.
Chia sẻ những cách hàn bạt HDPE đơn giản
Để giúp bạn có quy trình thi công hàn màng hdpe đơn giản và tiện lợi. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp những cách hàn bạt HDPE phổ biến, dễ thực hiện như sau:
Hàn bạt theo phương thức kéo trải
Đây là một cách thực hiện thi công màng chống thấm khá phổ biến trên thị trường, bạn cần đo cắt và trải bạt dài theo một đường thẳng và cho máy chạy. Phương pháp này được đánh giá là dễ thực hiện, tuy nhiên điều kiện thời tiết cần khô ráo, không có gió hoặc không bị đọng nước.
Cách hàn bạt HDPE theo mái taluy
Đối với những dự án là hồ chứa lớn, hầm biogas sẽ thích hợp để áp dụng cách hàn bạt này. Khi thực hiện theo cách thi công màng này sẽ giúp công trình có tính thẩm mỹ cao hơn, các góc xung quanh sẽ không bị chùng và có độ căng đều, chắc chắn.
Tuy nhiên, đối với những điều kiện thời tiết xấu như mưa bão thì quy trình thi công sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì bạn cần phải hút nước ở bề mặt đáy bị đọng lại sau mưa thì mới có thể tiếp tục thực hiện.
Hàn bạt theo chiều ngắn nhất của công trình
Khi đội ngũ thi công màng chống thấm bị hạn hẹp bạn có thể áp dụng hình thức thi công này. Bạn hãy trải bạt theo chiều ngắn nhất của công trình để thực hiện hàn bạt dễ dàng hơn. Ưu điểm lớn nhất của cách hàn bạt HDPE là giảm thiểu nhân công hoặc được thực hiện trong trường hợp không đủ sức kéo.
Cách hàn bạt HDPE theo kiểu cuốn chiếu
Đối với những vùng bị trũng thấp hoặc bị bùn ẩm ướt thì cách thực hiện này là hợp lý nhất. Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian thực hiện khá lâu và chậm hơn so với những phương pháp hàn bạt được giới thiệu ở trên. Do đó, nếu điều kiện thực tế không cho phép, bạn hãy áp dụng phương thức hàn mí bạt này.
Như vậy, qua bài viết bạn đọc đã có những cái nhìn tổng quan về cách hàn bạt hdpe. Hy vọng những chia sẻ thú vị trên sẽ giúp bạn có quy trình thực hiện nhanh chóng và đơn giản hơn.
=>> Nguồn chi tiết: https://hoangdunggreen.com/cach-han-bat-chong-tham-hdpe/
Comments