top of page

Lưu ý khi thi công bạt chống thấm HDPE

Bạt chống thấm HDPE là loại bạt được thịnh hành trên thị trường hiện nay, nhằm phục vụ cho các hạng mục công trình như lót hồ nuôi trồng thủy sản, lót bãi rác, làm hầm biogas, lót bể chứa hồ nước ngọt,… Vậy để thi công bạt chống thấm HDPE hiệu quả, an toàn và đúng kỹ thuật như thế nào? Các bạn có thể tham khảo thông tin bài viết dưới đây để hiểu hơn về vật liệu bạt chống thấm HDPE:


Giới thiệu về bạt chống thấm HDPE


Bạt chống thấm HDPE được sản xuất từ các hạt nhựa có chứa hàm lượng PE cao, chứa tới 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% gồm các hợp chất như cacbon đen và chất kháng tia UV. Do vậy sử dụng bạt chống thấm HDPE có tính an toàn, không gây hại đến môi trường.


Đây được xem là sản phẩm có độ bền sử dụng cao và chống thấm cực tốt, đáp ứng được mọi công trình thi công.


Lưu ý trước khi thi công bạt chống thấm HDPE


Mặt bằng nền


Mặt bằng phải được làm bằng phẳng, nơi khô ráo, và phải dọn vệ sinh sạch sẽ tránh những vật dụng sắc nhọn, sỏi đá,… Do vậy sẽ rút ngắn được thời gian thi công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.


Rãnh neo


Phải đào rãnh neo xung quanh thành để cố định tấm bạt chống thấm HDPE. Rãnh neo được thiết kế theo tiêu chuẩn của dự án, nếu không có thiết kế cụ thể dẫn đến vị trí bị sai lệch. Vị trí góc rãnh neo phải được bo tròn để lúc gấp tấm bạt HDPE một cách mềm mại, tránh tình trạng bị rách.


Chuẩn bị máy móc thiết bị


Cần chuẩn bị những vật dụng máy móc sau:


Máy hàn kép để hàn nối các tấm bạt với nhau.


Máy hàn đùn chủ yếu để vá vết rách, vết thủng trong quá trình vận chuyển, thi công.


Vật dụng máy kéo và máy nén.


Thi công hàn nối bạt chống thấm HDPE


Hàn kép


Hàn kép là phương pháp hàn ép nhiệt với hai đường hàn song song với nhau, ở giữa là hai đường hàn là kênh dẫn khí.


Hàn thử đối với máy hàn kép


Trước khi hàn đại trà ta hàn thử với máy hàn kép bằng cách cắt 2 tấm HDPE mỗi tấm dài 5m rộng 0.3m rồi sau đó hàn kép với nhau, điều chỉnh tốc độ, nhiệt độ, áp lực nén.


Hàn thử đối với máy hàn đùn


Đối với máy hàn đùn sẽ hàn các góc nhỏ, có kích thước bé sẽ lựa chọn phương pháp này.


Hàn đại trà


Trước khi thi công bạt chống thấm HDPE nhân công phụ thuộc vào mỗi máy phải căng kéo tấm bạt cho thật phẳng để đỡ bị nhăn, hay căng phồng lên. Vệ sinh sạch sẽ đường hàn, quá trình hàn và vệ sinh sẽ song song với nhau.


Hàn đùn


Phương pháp hàn đùn chủ yếu là sửa chữa lại lỗi khi hàn như bị rách hay bị thủng, và hàn phủ những vị trí mối hàn bị hở hay kênh khí hở.


Kiểm tra lại các đường nối hàn


Sau khi các bước hàn nối các tấm bạt HDPE với nhau, kiểm định lại lần nữa để rà soát những chỗ chưa khít với nhau, hoặc chưa đảm bảo chất lượng.


Sử dụng keo dán bạt chống thấm HDPE


Sử dụng keo dán bạt chống thấm HDPE nhằm khắc phục nhanh chóng các sự cố thủng, rách bạt HDPE trong các công trình lót hồ nuôi trồng thủy sản, hồ chứa nước công nghiệp,…


Đặc điểm của keo dán bạt chống thấm HDPE


Độ kết dính cao, phù hợp với mọi vết rách.


Không chứa các chất độc hại, không gây mùi cảm giác khó chịu, chịu được mọi tác động nhiệt độ bên ngoài.


Nhanh gọn, tiện lợi, dễ dàng dán vào vết rách giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí hơn so với việc mua bạt mới.


Có độ bền vững, thời gian sử dụng lâu dài, chuyên dán chống thấm nước cho bạt.


Hướng dẫn sử dụng keo dán bạt


Vệ sinh bề mặt sạch sẽ trước khi tiến hành dán


Sử dụng keo kích thước phù hợp với vết rách, và dán lên bề mặt cần dán.


Miết chặt lên bề mặt dán để băng keo có độ kết dính chặt chẽ, bám dính tốt nhất.


Trên đây là những thông tin thi công bạt chống thấm HDPE giúp bạn có được những bước kỹ thuật để hàn nối các tấm bạt HDPE với nhau. Nếu bạn đang quan tâm về sản phẩm và muốn biết thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ đến Hoàng Dũng Green qua đường Hotline: 0918.954.358 để được nhân viên tư vấn trực tiếp báo giá sản phẩm.

Comments


bottom of page