Việc hàn bạt chống thấm HDPE nếu không đúng kỹ thuật, không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng chất liệu độ bền của bạt, làm mất đi tính thẩm mỹ. Khi bạn sử dụng máy hàn để hàn thì càng để ý hơn nếu không sẽ gây nguy hiểm đến người làm. Để giúp bạn có thêm thông tin về cách hàn bạt chống thấm HDPE, những thông tin trong bài viết này giúp bạn có được câu trả lời.
Tầm quan trọng của việc hàn bạt chống thấm HDPE
Do các kích cỡ bạt chống thấm HDPE nhất định nên việc nối các tấm bạt với nhau cần một sự chỉnh chu và đồng nhất.
Việc hàn bạt chống thấm HDPE không chỉ đảm bảo nối kín các tấm với nhau bên cạnh đó còn đảm bảo về tính thẩm mỹ cho công trình. Đôi khi các người thợ có ít kinh nghiệm, tay nghề chưa cao hoặc chất lượng máy móc không chất lượng sẽ xảy ra các vết nối bị nứt, mất đi tính thẩm mỹ, sự thấm nước không cao, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình sử dụng.
Nếu bạn chưa nắm vững được cách hàn sẽ gây ra sự nguy hiểm đến bản thân, nên có sự đòi hỏi cao về kỹ thuật, cách hàn, đảm bảo về chất lượng sản phẩm, mặt thẩm mỹ cũng như cách bảo vệ mình.
Cách hàn bạt chống thấm HDPE hiệu quả
Trước tiên bạn cần phải nắm rõ về các bước kỹ thuật hàn bạt chống thấm HDPE sao cho hiệu quả về chất lượng sản phẩm và đảm bảo về sự an toàn.
Chuẩn bị hàn bạt HDPE
Để tiến hành hàn bạt chống thấm HDPE điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị các mối hàn. Mối hàn song song so với mái dốc lớn để thuận tiện trong quá trình hàn. Đối với các vị trí khác cũng nên có bước chuẩn bị sẵn các mối hàn để có được hiệu quả trong khi thi công hàn,.
Chuẩn bị máy hàn bạt chống thấm HDPE
Bạn cần sử dụng thiết bị máy hàn chuyên dụng về bạt chống thấm HDPE. Đó được xem là máy hàn nối lại các tấm bạt lại với nhau, tùy vào địa hình, công trình thi công cụ thể để lựa chọn thiết bị hàn thuận tiện trong việc hàn. Bạn nên sử dụng máy hàn có trọng lượng vừa phải, dễ dàng trong việc di chuyển, dễ thi công.
Tiến hành hàn bạt chống thấm HDPE
Khi các bước chuẩn bị sẵn sàng, bạn chỉ cần cho 2 đầu mối đó vào máy, song song với nhau rồi khởi động máy là sẽ tự động hàn.
Có 2 cách hàn bạt chống thấm HDPE giúp bạn tham khảo:
Phương pháp hàn nhiệt: Được áp dụng khi 2 tấm bạt HDPE liền kề nhau, ngay lúc này cần đến sự hàn nóng, nên lắp đặt thêm bộ phận nêm tách kiểm định các đầu mối hàn thông qua áp suất không khí. Khi hàn tự động không thể kiểm soát được tần suất hàn, do vậy bạn cần có sự trợ giúp bởi bộ phận kiểm soát tốc độ giúp người thợ dễ điều khiển hơn trong khi thực hiện.
Phương pháp hàn đùn: Đối với những góc nhỏ, như miệng ống thoát nước, các góc bé bạn nên sử dụng phương pháp hàn này.
Kiểm tra và sửa lại các lỗi hàn
Sau khi bạn hàn xong, cần kiểm tra lại một lần nữa để rà soát lại những chỗ bị hàn lỗi và cần được khắc phục ngay. Điều này đóng vai trò đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như có thời gian sử dụng lâu bền.
Sử dụng keo hàn bạt chống thấm HDPE
Keo hàn bạt chống thấm HDPE có nhiều tính đặc điểm nổi trội: độ dính cao, chịu đàn hồi tốt, khô nhanh, khả năng chịu nhiệt, dễ sử dụng, bám dính tốt,… Việc sử dụng keo dán hàn bạt chống thấm HDPE thường được sử dụng trong việc thi công dán bạt cho ao hồ nuôi trồng thủy sản.
Việc sử dụng keo hàn bạt chống thấm HDPE được đánh giá là phương pháp tiết kiệm chi phí, dễ thi công, đặc biệt đối với các ao hồ có diện tích nhỏ. Thay vào đó, độ bền của việc sử dụng keo hàn mang lại giá trị thời gian tương đương với việc thay bạt mới.
Trên đây là những thông tin về cách hàn bạt chống thấm HDPE mà Hoàng Dũng Green muốn gửi đến các bạn. Nếu bạn có nhu cầu biết thêm thông tin sản phẩm bạt chống thấm HDPE hãy liên hệ qua đường Hotline: 0918.954.358 để được tư vấn và báo giá các loại bạt chống thấm tốt nhất.
=>> Nguồn chi tiết: https://hoangdunggreen.com/cach-han-bat-chong-tham-hdpe/
Comments