Ngành nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển với tốc độ cao theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao,… Do đó, nhu cầu sử dụng lưới chống côn trùng trong nghiệp cũng ngày càng cao, điều đó trở thành điều tất yếu mà không thể phủ nhận được. Loại lưới này được ứng dụng trong hầu hết các ngành nông nghiệp như trồng trọt, thủy hải sản, chăn nuôi,… Đặc biệt, so với các loại lưới khác thì lưới chống côn trùng nông nghiệp là loại thường được người tiêu dùng chọn và ứng dụng nhiều nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu lý do vì sao loại lưới này lại được ưa chuộng như vậy nhé!
Lưới chống côn trùng nông nghiệp là gì?
Lưới chống côn trùng nông nghiệp là loại lưới lớn được đan thành các lỗ có kích thước nhỏ, được sử dụng trong nhà lưới, nhà kính, nhà màng và dùng để phòng chống côn trùng. Ở Việt Nam, lưới chắn côn trùng được sản xuất từ polyethylene (PE) hoặc High Density Polyethylene ( HDPE) với mẫu mã và kích thước đa dạng. Độ dày của lưới được đo bằng đơn vị mắt lưới ( Mesh- đơn vị đo tiêu chuẩn). Quy ước cho Mesh được đưa ra trong điều kiện lưới có kích thước lỗ quá nhỏ nên không thể đo bằng đơn vị milimet. Vì lưới được dùng trong nông nghiệp nên đa số các loại lưới này đều sẽ được phủ lớp chống tia cực tím, giúp đảm bảo an toàn cho cây trồng và con người.
Cấu tạo của lưới chống côn trùng nông nghiệp
Lưới chống côn trùng trong nông nghiệp được dệt ( đan) bằng 4 phương pháp: dệt kiếm, dệt kim (bằng, tròn), dệt móc xà và dệt bao tròn. Sau đây là cấu trúc của lưới chống côn trùng.
Phân loại nguyên vật liệu cấu thành
Chất lượng của lưới chống côn trùng nông nghiệp được quyết định từ chất lượng keo ( nhựa) tạo nên sợi chỉ. Hiện tại có 3 loại chính trên thị trường:
Nhựa đã được qua xử lý ( pha bột đá, pha thêm nhựa phế liệu, pha tạp chất,… với mục đích giúp giảm giá thành. Nếu lưới chống côn trùng được làm từ loại nhựa này thì thường có khối lượng lớn, cứng và tuổi thọ thấp ( dao động từ 6- 12 tháng).
Loại nhựa nguyên sinh ( nguyên chất, nhựa nguyên bản), lưới làm từ nhựa này chất lượng tương đối cao, có độ dai và bóng. Thế nhưng khả năng chịu bền với khí hậu và thời tiết thì không cao lắm.. Tuổi thọ của loại lưới chống côn trùng này thường từ 2- 5 năm dựa theo điều kiện thời tiết và đặc trưng khí hậu từng khu vực, từng vùng.
Nhựa nguyên sinh nhưng được phủ thêm chất chống tia UV làm chất ổn định. Trong 3 loại, đây là loại nhựa cao cấp nhất, có độ bền, bóng, dai và lớp UV ổn định làm tăng khả năng kháng khí hậu và thời tiết. Tuổi thọ từ 7- 10 năm, tuy nhiên vì chất lượng tốt và dùng được lâu nên giá thành của nó khá cao, do đó tại Việt Nam loại lưới này chưa thực sự phổ biến. Đặc biệt sẽ được dùng ở các vùng có khí hậu khắc nghiệt. Với mục đích bảo vệ cây trồng, hoa màu một cách tối ưu nhất. Để sản xuất được lưới bằng nguyên liệu này đòi hỏi người sản xuất phải có năng lực rất cao.
Độ dày lưới chống côn trùng trong nông nghiệp
Độ khít ( độ dày) của lưới được tính bằng Mesh ( số ô/ inch), số ô/ cm2 hoặc lược. Sẽ tùy vào mục đích sử dụng mà người tiêu dùng chọn lưới chống côn trùng mật độ ô khác nhau:
Làm nhà lưới trồng rau sạch: Dùng lưới 18 – 25 mesh làm nóc. Đối với vùng ở Đồng Nai, Long An, Tây Ninh,… có khí hậu khô nóng nên sử dụng lưới chống côn trùng cỡ 18 mesh tương đương với 45 ô/ cm2. Còn những vùng như Lâm Đồng thì có khí hậu ôn hòa hơn hoặc những tỉnh có mùa đông lạnh… nên dùng loại lưới chống côn trùng 25 mesh tương ứng với 90 ô/ cm2. Bởi vì mật độ lưới chống côn trùng càng cao thì sẽ càng làm cho nhiệt độ trong nhà lưới càng lớn hơn so với bên ngoài. Nếu làm tường thì nên chọn lại dày hơn, thường thì lưới chắn côn trùng 32 mesh tương đương 143 ô/ cm2.
Sử dụng trùm trái cây ( táo, mận,…): Dùng để ngăn những con ruồi vàng phá hoại, làm giảm lượng thuốc trừ sâu xịt cho trái cây, thường dùng lưới cỡ 19 mesh ( 48 ô/ cm2).
Trong chăn nuôi, bà con nông dân thường dùng cỡ lưới 22 mesh ( 60 ô/ cm2) khổ 2m4 để may thành mùng chống muỗi, ruồi tấn công trâu bò, heo,… Hoặc có thể làm vèo nuôi cá, hoặc dùng để phơi nông sản.
Những kích thước lưới chống côn trùng trong nông nghiệp
Lưới có các kích thước cỡ:
2mx45m; 3mx45m; 4mx45m ( ứng với lưới 24 mesh).
2mx100m ( ứng với lưới 32 mesh).
3,2mx100m; 3,7mx100m ( ứng với lưới chắn côn trùng 50 mesh).
Lưới chống côn trùng trong nông nghiệp đa dạng về mật độ và khổ lưới. Tùy theo mục đích sử dụng của người tiêu dùng sẽ lựa chọn loại lưới có kích thước phù hợp.
Ưu điểm nổi bật của lưới chống côn trùng nông nghiệp
Lưới chống côn trùng nông nghiệp có những thế mạnh riêng, giúp nó trở thành sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích nhất.
Ưu điểm
Lưới được sản xuất từ nhựa nguyên sinh HDPE hoặc PE nên dễ dàng tái chế, góp phần bảo vệ môi trường.
Có thể sử dụng trong các mô hình nông nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Giúp ngăn chặn sự tấn công của côn trùng, sâu bệnh từ môi trường ngoài để cây trồng phát triển tự nhiên mang lại năng suất cao.
Loại lưới này không gây ảnh hưởng đến cây trồng, vì thế có thể sử dụng trên nhiều loại cây khác nhau.
Lưới chống côn trùng có khả năng khuếch tán ánh sáng tốt, ổn định nhiệt độ cho nhà kính.
Ổn định hiệu quả lực gió, đồng thời giúp cân bằng luồng không khí.
Chất liệu lưới bền, khó rách nên sử dụng được lâu.
Lưới chịu được thời tiết tốt, kể cả môi trường khí hậu thay đổi liên tục trong năm hay những vùng thời tiết phức tạp.
Trọng lượng của lưới nhẹ, thuận tiện trong quá trình vận chuyển, mang vác và thi công đơn giản, dễ dàng.
Dễ dàng cắt thành những kích thước lớn nhỏ khác nhau để phù hợp với mục đích sử dụng.
Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí khi dùng cho mô hình nhà kính nông nghiệp lớn.
Người tiêu dùng có thể tùy chọn kích thước lỗ lưới phù hợp với quy mô sử dụng.
Giảm công chăm sóc và hạn chế sâu bệnh.
=>> Xem thêm: Những loại lưới nông nghiệp thông dụng
Ứng dụng của lưới chắn côn trùng nông nghiệp
Sau đây là một số ứng dụng tuyệt vời của loại lưới này bạn không nên bỏ qua:
Dùng lưới để trùm vườn trái cây: Hiện nay tại một số tỉnh miền Bắc và miền Tây có trồng cam, mận, táo,… bà con nông dân ở đây đều sử dụng lưới chống côn trùng trong nông nghiệp phủ bao quanh vườn cây. Vì đây là những loại hoa quả côn trùng rất thích làm tổ đẻ ấu trùng, điều đó gây ảnh hưởng nặng nề về chất lượng quả và năng suất, đặc biệt là loại rùi vàng.
Sử dụng làm lưới trồng rau: Lưới giúp chắn côn trùng như bọ phấn, bướm, bọ gậy,… bay vào nhà lưới phá hoại rau và ký sinh trên đấy. Nhờ những lỗ lưới nhỏ, các hạt mưa sẽ được phân tán, lúc này hạt mưa chỉ có thể xuyên qua bề mặt lưới bằng các hạt mưa li ti như màn sương giúp cho rau không bị dập lá, đặc biệt là giai đoạn cây đang nảy mầm và vừa lên lá non. Bên cạnh đó, ngăn rau không bị sô, trôi dạt, ngăn hiện tượng sương muối cực kỳ tốt, cây không bị cháy lá giúp sản phẩm thu hoạch cuối cùng đạt tiêu chuẩn rau sạch
Sử dụng lưới làm nhà kính, nhà màng để trồng hoa hoặc dưa lưới: những loại cây này mang lại giá trị kinh tế cao nên phải chú trọng và sử dụng nhiều phương pháp bảo vệ. Với mục đích này, bạn nên tham khảo loại lưới có mật độ ô dày sẽ tốt hơn.
Tổng kết
Với ưu điểm và công dụng đa dạng này của lưới chống côn trùng nông nghiệp, nhà sản xuất đã thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm này dựa trên tiêu chí an toàn cho sức khỏe người dùng và thân thiện với môi trường.
=>> Xem chi tiết: https://hoangdunggreen.com/luoi-chong-con-trung-nong-nghiep/
Comments