top of page

Cách thi công bạt HDPE hiệu quả

Bạt HDPE còn có tên gọi khác là bạt chống thấm HDPE, đây là vật liệu khá phổ biến sử dụng trong công tác chống thấm cho các công trình xây dựng hay ngành nông lâm thủy sản. Bạt HDPE sẽ được dùng làm lớp lót đáy hồ thủy sản, phủ rác thải sinh hoạt hay hồ chứa nước thải, ngăn cho các loại hóa chất độc hại không làm ngấm xuống mạch ngầm. Vậy các thi công bạt HDPE như thế nào? Bạn đọc hãy theo dõi cụ thể nội dung bài viết dưới đây.


Bạt HDPE là gì? ưu điểm và ứng dụng ra sao?


Bạt HDPE là gì?


Bạt HDPE là từ viết tắt của của High Density Polyethylene, sản phẩm được sản xuất có chứa đến 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại bao gồm các carbon đen, chất ổn định, chất tia UV. Nhờ vậy, bạt HDPE không gây độc hại, có thể sử dụng trong các bể chứa nước ngọt.


Đặc tính của bạt HDPE có hệ số thấm tốt, cường độ chịu kéo và dãn lớn, có khả năng chống UV, chống lão hóa và không gây độc hại đến môi trường cũng như con người. Nhờ được tối ưu trong quá trình thiết kế, sản phẩm có tuổi thọ lên đến 25 năm.


Ưu điểm của bạt HDPE


Bạt HDPE được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nên sản phẩm có rất nhiều ưu điểm nổi bật, cụ thể như:


Bạt HDPE có tính co giãn lớn, mềm dẻo, sử dụng linh hoạt ở nhiều địa hình khác nhau.


Thành phần làm nên màng chống thấm HDPE chủ yếu từ nhựa nguyên sinh nên không thải ra các chất độc hại. Khi sử dụng sản phẩm sẽ có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên.


Với đặc tính trơ hóa học, bạt HDPE dù sử dụng lâu dài cũng sẽ không bị oxi hóa trong môi trường axit, không bị xâm thực bởi hóa chất.


Sử dụng màng chống thấm HDPE sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư hơn so với các biện pháp thi công truyền thống. Ngoài ra, việc thi công màng chống thấm HDPE cũng đơn giản và nhanh chóng, không cần phải tốn nhiều thời gian và máy móc.


Ứng dụng của bạt HDPE trong các lĩnh vực


Với nhiều đặc tính nổi trội ở trên bạt HDPE có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, sản phẩm đang sự lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng.


Làm hồ nuôi trồng thủy hải sản


Với đặc tính dai chắc và chống thấm tốt, bạt HDPE có thể làm bạt lót hồ để nuôi cá, tôm, làm hồ nước sinh học. Sử dụng loại bạt HDPE sẽ giúp rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng, vận hành cũng như vệ sinh bởi màng chống thấm không thích hợp cho các vi sinh vật ăn bám vào chất liệu.


Làm bãi rác


Nhờ khả năng kháng vật lý cao cũng như chống thấm tuyệt đối, trơ với môi trường, kháng UV nên sản phẩm có thể làm bãi rác hoặc làm tấm phủ đóng bãi rác.


Ứng dụng bạt HDPE sẽ giúp khu vực để rác không bị ô nhiễm môi trường, nước thải hay mùi rác sẽ được kiểm soát chặt chẽ.


Làm hầm Biogas


Khi hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm tại các địa phương ngày càng được mở rộng quy mô thì các gia đình cần phải tìm ra phương pháp bảo vệ môi trường. Trong đó, giải pháp làm hầm Biogas đang được ưu tiên hàng đầu.


Hầm Biogas sẽ giúp phân hủy phân, nước thải từ hoạt động chăn nuôi mỗi ngày, đồng thời còn tận dụng được lượng khí gas. Thi công bạt HDPE làm hầm Biogas sẽ phát huy được hiệu quả tối đa, tạo nên màng kín khí với khả năng co giãn lên tới 700%.


Tác dụng chống thấm cho các công trình công nghiệp


Bạt HDPE có thể làm bồn chứa dầu, hồ chứa chất thải khi khai thác khoáng sản, bên cạnh đó còn có thể làm hồ chứa xỉ than cho các nhà máy nhiệt điện.


Ngoài những công dụng ở trên, bạt HDPE còn có tác dụng chống thấm cho nhiều các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng. Màng HDPE sẽ làm lớp phủ khi thi công bấc thấm bằng công nghệ hút chân không, chống thấm trong xây dựng nhà cửa hay đê đập thủy lợi,…


Cách thi công bạt chống thấm HDPE đơn giản, hiệu quả


Công tác chuẩn bị thi công


Công tác làm đất


Mặt bằng thi công bạt HDPE cần phải được chuẩn bị sạch sẽ, nền đất phải được đầm chắc, vũng không bị đọng nước.


Nền đất không được quá yếu, bởi nếu yếu sẽ gây nên hiện tượng lún sụt, gây rách các mối hàn.


Nền đất thi công không được có sỏi hay những vật có hình nhọn, bởi có thể làm rách màng chống thấm HDPE.


Rãnh neo


Đơn vị thi công phải thực hiện trải màng chống thấm HDPE. Chiều dài, chiều rộng và chiều sâu cần phải đúng như thiết kế trong bản vẽ, đúng quy cách trong kỹ thuật. Lưu ý, việc đào rãnh neo cần phải được thực hiện trước khi trải bạt chống thấm.


Trong quá trình thi công, mép của màng chống thấm HDPE tiếp xúc với rãnh neo phải không có những hình dạng bị lồi lõm, có như vậy mới tránh được tình trạng bị rách. Sau đó, các đội thi công sẽ thực hiện đổ đất lên rãnh theo những quy cách của bản vẽ yêu cầu.


Lưu ý, quá trình đổ đất cần phải được tiến hành sau khi rải màng bạt HDPE, cố gắng không nền làm hư hỏng bạt.


Trải màng chống thấm


Trải màng chống thấm nên chọn những hôm có thời tiết thích hợp, tránh những hôm nưa. Giám sát công trường sẽ phối hợp với nhà thầu để theo dõi và thực hiện, đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật.


Thực hiện hàn màng chống thấm


Quá trình hàn màng chống thấm sẽ bao gồm việc gắn kết các tấm bạt chống thấm HDPE dính liền vào nhau bằng phương pháp nhiệt.


Chuẩn bị hàn


Các mối hàn cần phải được thực hiện song song với mái dốc lớn nhất. Nghĩa là thực hiện theo chiều dọc chứ không phải theo chiều ngang. Tại các góc hay những vị trí không thuận lợi cho việc hàn hay thì hãy tối thiểu các mối hàn. Phía chân của mái, các mối hàn ngang không nên quá kéo dài quá 1.5m. Tại những mái dốc nhỏ hơn khoảng 10% thì không nên áp dụng theo quy tắc này.


Phương pháp hàn


Các phương pháp hàn có thể áp dụng là phương pháp hàn ép nóng và phương pháp hàn đùn. Trong quá trình thi công, các thiết bị hàn cần phải đảm bảo đúng nhiệt độ theo yêu cầu, tránh tình trạng quá nhiệt gây nên cháy mối hàn.


Phương pháp hàn ép nóng: Kiểu hàn này sẽ được áp dụng khi các tấm màng chống thấm HDPE nằm liền kề, ít sử dụng để hàn các góc hoặc hàn các chi tiết nhỏ khác. Thiết bị sử dụng là máy hàn ép nóng, sau khi hàn xong sẽ thực hiện kiểm định các mối hàn bằng áp suất không khí. Lưu ý, các thiết bị hàn cần phải có khả năng tự động, trang bị thêm bộ phận nêm nhiệt, kiểm soát tốc độ, có như vậy mới đảm bảo khả năng điều khiển cho máy thợ hàn.


Phương pháp hàn đùn: Kiểu hàn này sẽ sử dụng trong sửa chữa, hàn các chi tiết góc cạnh. Thích hợp hàn một tấm bạt HDPE với một tấm bạt HDPE đã lắp đặt trước đó mà không cần phải nêm trần như phương pháp hàn ép nóng ở trên. Lưu ý là thiết bị hàn cần phải được trang bị bộ phận hiển thị nhiệt độ.


Phương pháp hàn khò: Phương pháp này chủ yếu sử dụng chữa các lỗ thủng, hay những tấm bạt HDPE bị hỏng. Với lợi thế là máy nhỏ nên việc thi công cũng khá dễ dàng, thuận tiện.


Thực hiện giám sát thi công và kiểm định chất lượng


Giám sát thi công


Người thi công cần phải thực hiện việc giám sát mối hàn chống thấm ngay sau khi chúng được trải xuống nhằm phát hiện những hư hại, rách, hay kịp thời khắc phục những chỗ cần sửa chữa. Ngay sau khi phát hiện ra, cần phải đánh dấu lại để khắc phục trước khi vận hành.


Kiểm định áp suất không phá hủy


Trong quá trình thi công bạt HDPE, việc điểm định các mối hàn bằng áp suất không phá hủy sẽ được thực hiện như sau:


Trang bị các thiết bị để tái kiểm tra các mối hàn


Khi rãnh không khí đang chịu áp suất, trải ngang các mối hàn và nghe để xác định các lỗ thủng.


Khi rãnh không khí đang chịu áp suất, quét nước và xà phòng lên rìa mối hàn và quan sát bong bóng xà phòng, tạo nên bong bóng bởi không khí thoát ra.


Tái kiểm tra mối hàn cho đến khi khu vực thủng đã bị phát hiện.


Sử dụng phương pháp hàn đùn để sửa chữa lỗ thủng, thực hiện kiểm định chân không.


Tại những chỗ rãnh không khí đã được thực hiện hàn khí, toàn bộ mối hàn không có bất cứ nghi ngờ thì kiểm định chân không được chấp nhận.


Kiểm định mối hàn phá hủy


Kiểm định phá hủy được thực hiện tại những vị trí được lựa chọn. Mục đích chính của phương pháp này là kiểm định khả năng gắn kết của các mối hàn. Cách kiểm định sẽ được thực hiện như sau:


Vị trí và tần suất: Tần suất mối hàn thường không quá một mẫu trên 2000m dài mối hàn.


Kích thước hàn của mẫu hàn: Cắt một mẫu kích thước 18cm/18cm với mỗi hàn ở giữa. Có thể cắt thêm một mẫu hàn phụ, có thể để lưu trữ hoặc sử dụng vào các mục đích sử dụng khác.


Xác định mẫu hàn: Các mẫu hàn cần phải được đánh số, phải ghi rõ mẫu kiểm định phát hủy.


Tiến hành kiểm định: Phương pháp kiểm định độ ma sát và độ kháng bóc của mối hàn sẽ được thực hiện như sau:


10 mẫu nhỏ có kích thước 25.4 mm, chiều rộng cắt từ mẫu hàn


5 mẫu hàn sử dụng để kiểm định độ kháng bóc của mẫu hàn. Mối hàn nóng sẽ được thực hiện kiểm tra hai mặt.


5 mẫu sẽ được sử dụng để thực hiện kiểm tra độ ma sát


Trên đây là nội dung bài chia sẻ cách thi công bạt HDPE nhanh chóng và hiệu quả. Hy vọng rằng, với những kinh nghiệm này, bạn đọc sẽ áp dụng thành công, quá trình thi công bạt chống thấm sẽ nhanh chóng và hiệu quả nhất.


コメント


bottom of page